Dầu tỏi có tác hại gì và ai không nên uống?

5/5 - (17 bình chọn)

Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt.

Diệp Chi xin mượn câu nói của các thầy thuốc Đông y để bắt đầu nội dung bài chia sẻ này.

Tỏi hay tinh dầu tỏi được xem là “thần dược” có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa “trăm thứ bệnh”.

Dẫu vậy, nó cũng sẽ trở thành tác nhân gây hại nếu bị lạm dụng và sử dụng sai cách.

ai-khong-nen-uong-tinh-dau-toi

Thế nào là lạm dụng và sử dụng tỏi, tinh dầu tỏi sai cách?

Để mình liệt kê cho bạn:

  • Dùng quá liều lượng phù hợp (theo các chuyên gia không nên ăn quá 10 gam tỏi tươi mỗi ngày).
  • Điều trị bệnh bằng tỏi, dầu tỏi không đúng chỉ định.
  • Ăn tỏi, uống tinh dầu tỏi không đúng thời điểm.
  • Sử dụng tỏi, dầu tỏi kém chất lượng.
  • Nấu tỏi quá chín ăn tỏi quá già,….
  • Kết hợp với các thực phẩm kị tỏi.

Chẳng hạn:

  • Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lị.
  • Ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc.
  • Cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng.
  • Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

Vậy cụ thể là những ai không nên uống dầu tỏi?

Để trả lời cho câu hỏi này mình đã đọc và tìm hiểu từ rất nhiều tài liệu uy tín. Theo mình nên chia làm hai cấp độ: Hạn chếkhông được sử dụng.

tac-dung-phu-cua-dau-toi
Tác dụng phụ của dầu tỏi

Các đối tượng nên hạn chế sử dụng dầu tỏi

Nếu bạn đang gặp 1 trong những tình trạng dưới đây thì nên ngưng hoặc giảm liều lượng tinh dầu tỏi sử dụng hàng ngày.

# 1. Có bệnh về mắt

Tinh dầu tỏi có một số phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt.

Nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt như bệnh glucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, đau mắt đỏ,…

…. được khuyến cáo nên hạn chế hoặc không nên dùng tỏi.

#2. Đang đói bụng

Uống lúc đang đói hoặc chỉ uống mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ làm hại dạ dày.

Bởi hoạt chất allicin trong tỏi kích thích lên thành ruột và dạ dày, gây cảm giác cồn cào khó chịu.

Một nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều tỏi sống đặc biệt là khi bụng đói có thể gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột.

Vì thế nếu bạn có ý định áp dụng phương pháp uống dầu tỏi vào buổi sáng để trị bệnh thì nên xem xét lại hoặc bắt đầu với một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể.

#3. Đang dùng thuốc

Không sử dụng dầu tỏi cùng lúc với các loại thuốc khác…

… nếu uống thì cách cữ ra ít nhất 45 phút để tác dụng không chồng chéo lên nhau.

Một số các loại thuốc sau có thể tương tác với tỏi, cần chú ý khi sử dụng:

Isoniazid: Thuốc này được sử dụng để trị bệnh lao. Tỏi có thể can thiệp vào sự hấp thụ của isoniazid, có nghĩa là thuốc không hoạt động tốt.

Thuốc tránh thai: Với phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai muốn sử dụng dầu tỏi để trị bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì tỏi giúp tăng cường phân hủy estrogen trong khi đó thuốc tránh thai thì ngược lại.

Cyclosporin: Tỏi có thể tương tác với cyclosporine, một loại thuốc uống sau khi ghép tạng, làm cho nó kém hiệu quả.

Thuốc kháng đông: Tỏi có thể làm tăng hoạt lực của các thuốc kháng đông như warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix), Sintrom và aspirin, làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Dùng chung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

#4. Bị huyết áp thấp

Dầu tỏi có thể làm giảm đường huyết nên nếu bạn bị huyết áp thấp thì nên tránh ăn tỏi vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.

Tuy nhiên cũng có nhiều thông tin cho rằng tỏi trị huyết áp thấp.

Vì vậy bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng tỏi với hàm lượng lớn.

#5. Đang mang thai

Tỏi có rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu như ngăn ngừa rụng tóc, ngừa cảm cúm, nhiễm trùng âm đạo, hạ đường huyết,…

Nhưng nếu sử dụng quá nhiều tỏi tươi sẽ ảnh hưởng không tốt với thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Đặc biệt mẹ không dùng tỏi khi có dấu hiệu chảy máu âm đạo hay bị huyết áp thấp.

Mẹ bầu cũng nên dừng ăn tỏi trước khi sinh 2 tuần.

Diệp Chi sẽ dành một bài viết riêng để chia sẻ chi tiết hơn. Sẽ có rất nhiều điều để “bàn tán” về chủ đề này lắm luôn!

Gợi ý cho mẹ bầu: Có thể dùng tinh dầu tỏi Diệp Chi để thay thế cho tỏi tươi.

tac-hai-cua-dau-toi
Tác hại của dầu tỏi

Chắc chắn rằng, nếu trường hợp của bạn nằm trong số đối tượng hạn chế sử dụng tỏi, dầu tỏi nói trên thì bạn sẽ không muốn đọc tiếp phần còn lại của bài viết này.

Nhưng mình biết bạn sẽ không thoát ra và rời đi.

Bởi những gì bạn biết không chỉ tốt cho bạn mà còn cho những người xung quanh khi bạn chia sẻ kiến thức với họ.

Còn ngần ngại gì mà không tiếp thục phải không nào?

Các đối tượng không được uống dầu tỏi

Nói đúng hơn là dầu tỏi sẽ gây hại cho một số người, cụ thể:

#1. Người đang bị tiêu chảy, tả lị

Với người bình thường, dùng dầu tỏi đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả thì không nên uống dầu tỏi.

Nguyên nhân bởi allicin trong dầu tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề.

Có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

#2. Người có tiền sử dị ứng với tỏi

Nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… Thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi kể cả dầu tỏi.

Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

#3. Người đang mắc bệnh máu khó đông, HIV

Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không được uống dầu tỏi. Vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của tỏi

Tỏi có thể gây ra một số phản ứng phụ do bản thân thành phần của tỏi hoặc sử dụng không đúng cách.

Nói chung các phản ứng phụ đều rất nhẹ, chẳng hạn:

  • Gây hôi miệng, mồ hôi, bài tiết có mùi nếu chúng ra ăn nhiều tỏi và ăn quá thường xuyên.
  • Nếu ăn nhiều tỏi sống, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy hơi khó chịu trong bao tử, gây xót ruột, hoặc ói mửa và tiêu chảy.
  • Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phỏng da ở 1 số người.

Xem thêm: Công dụng của dầu tỏi

Một số đối tượng cần cân nhắc khi dùng tỏi

Tiêu chảy, lị Không nên
Dị ứng tỏi Không nên
Nhiễm HIV Không nên
Bệnh về mắt Hạn chế
Bụng đói Hạn chế
Đang dùng thuốc Hạn chế

Lời kết

Trên đây Diệp Chi đã chia sẻ một số trường hợp hạn chế sử dụng dầu tỏi cũng như tác hại của tinh dầu tỏi.

Tuy không thể đầy đủ nhưng hi vọng sẽ giúp bạn có thể giải đáp một số thắc mắc xung quanh hạn chế của tinh dầu tỏi.

Và đừng quên xem qua các bài viết về dầu tỏi Diệp Chi để có thể mang lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bạn nhé.

Xin cảm ơn và chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

=====

Hỏi nhanh đáp gọn cùng Diệp Chi

Cùng xem qua những thắc mắc dưới đây bạn nhé. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy bấm vào đây để inbox ngay cho chúng tôi.

Uống tinh dầu tỏi Diệp Chi có bị nóng không?

Đáp gọn: Tỏi vị cay nồng nên chúng ta thường nghĩ ăn bị nóng. Nhưng thật ra tỏi có tính ôn trị táo bón, giải nhiệt, chống đầy hơi. Trong khi đó dầu tỏi Diệp Chi còn loại bỏ thành phần cay nồng, gây hại nhờ công nghệ ép lạnh bán tự động.

Bé bị viêm phế quản, viêm phổi dùng được không?

Đáp gọn: Tác dụng tốt với các triệu chứng về hô hấp hoặc cảm cúm thông thường. Với các trường hợp bé bị viêm phổi, viêm phế quản, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ cẩn thận. Dầu tỏi uống trong trường hợp này có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp hệ miễn dịch của bé tăng lên.

Mang thai uống dầu tỏi có sợ ảnh hưởng đến thai nhi?

Đáp gọn: Dầu tỏi hoàn toàn là sản phẩm tự nhiên, an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Các mẹ mang thai hay bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu dùng dầu tỏi rất có lợi cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, nếu mẹ bầu uống vài giọt hàng ngày có thể tăng đề kháng, để hạn chế cảm cúm, ốm vặt do suy giảm miễn dịch.

Cận thị uống dầu tỏi được không?

Đáp gọn: Cận thị có thể dùng dầu tỏi được. Vì cận thị không phải bệnh mà là một tật khúc xạ ở mắt.

Bình luận

1
1
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Cùng nhiều quà tặng hấp dẫn