Cũng như bạn, mình cũng đang thấp thỏm lo âu bởi đại dịch Corona Vũ Hán (COVID-19). Vì gia đình có trẻ nhỏ và người già nên nỗi lo ấy càng gấp bội.
Mình sẽ không nói thêm về mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm và cách phòng ngừa dịch bệnh nữa vì đã có rất nhiều thông tin.
Tuy nhiên theo chúng tôi, bạn nên tìm đọc từ nguồn chính thống như cơ quan y tế, báo chí uy tín. Tránh những nội dung sai lệch, gây hoang mang.
Đã có không ít mẹ gửi câu hỏi nhờ mình tư vấn: Dầu tỏi Diệp Chi có giúp ích trong việc phòng ngừa lây nhiễm virus Corona không?
Thật sự, tới thời điểm hiện tại (31/01/2020) mình chưa thấy có công bố nào về vắc xin hay loại thuốc có thể phòng ngừa Corona.
Nội dung chính:
Vậy tinh dầu tỏi có phòng được virus Corona không?
Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, cách tốt nhất chúng ta phải ngăn chặn siêu virus thâm nhập vào bên trong cơ thể.
Bằng cách tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín. Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh,…
Ngoài ra việc quan trọng cần làm là từng cá nhân chăm sóc sức khoẻ cho chính mình, bằng cách giữ ấm cơ thể, đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch.
Miễn dịch càng cao chúng ta chống lại bệnh tật và các loại virus càng hiệu quả.
Bổ sung dưỡng chất cho bữa ăn hằng ngày. Và sử dụng thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng là điều vô cùng cần thiết.
Tỏi là thực phẩm rất hiệu quả trong việc cải thiện hệ miễn dịch, lại dễ tìm, dễ dùng. Được sử dụng làm gia vị và làm thuốc ở nhiều quốc gia khác nhau với lịch sử nhiều nghìn năm.
Trong y học cổ truyền tỏi được dùng để làm ấm, điều trị cảm lạnh, chữa đau dạ dày và hạ mỡ máu.
Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học đầu tiên xác nhận hoạt tính kháng khuẩn của nó.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tác dụng kháng khuẩn của tỏi liên quan đến việc làm tăng cường chức năng của đại thực bào và lympho bào T của hệ miễn dịch. Trong đó Allicin (chất chuyển hóa từ alliin) được cho là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn chính của Tỏi.
Gần đây, trong cuộc phỏng vấn trên báo Gia đình&Xã hội, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn y học gia đình, Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết:
“Tỏi là một trong những vị thuốc dân gian có khả năng tăng cường sức đề kháng, do đó ăn tỏi sống hoặc uống nước ép tỏi cũng là một trong những biện pháp có thể áp dụng để dự phòng ngăn ngừa nhiễm các loại virus”.
Với người cao tuổi, theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, chúng ta cần thường xuyên nhắc nhở để họ uống nước, ngay cả khi không khát và mỗi lần nên uống khoảng từ 50-100 ml.
Ngoài nước lọc, nước trà, nước hoa quả, thì có thể uống nước ép tỏi, nước chanh, nước ép từ cam, bưởi…
Do đó, có thể sử dụng tỏi để giúp cơ thể mạnh mẽ hơn, thu nạp thêm chất kháng sinh tự nhiên allicin từ tỏi để diệt trừ mọi loại virus.
Tỏi có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau, như:
- Tỏi tươi 2 – 5 gram mỗi ngày
- Bột tỏi khô 0.4 – 1.2 gram
- Hoặc 2 – 5 miligram dầu tỏi mỗi ngày
Uống vài giọt tinh dầu tỏi mỗi tối trước khi đi ngủ cũng là giải pháp không nên bỏ qua ở thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát.
Xem thêm: Công dụng của tinh dầu tỏi
Hãy bảo vệ từ bên trong và phòng bị từ bên ngoài để có thể giúp chúng ta và người thân an toàn trước virus Corona.
Thay vì lo lắng hãy chung tay hành động từ những việc nhỏ nhất, ngay từ bây giờ.
Dưới đây là các câu hỏi liên quan đến siêu virus Corona mà chúng tôi đã sưu tầm từ nguồn uy tín.
Hãy đọc qua bạn nhé!
Cẩm nang câu hỏi về COVID-19 (vi rút Corona 2019-nCoV)
Nội dung bên dưới được chúng tôi tổng hợp từ cổng thông tin bộ y tế và các cơ quan truyền thông chính thống.
Câu hỏi 1: Virus corona là gì?
Trả lời: Virus corona là một họ virus lớn được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Câu hỏi 2: Coronavirus 2019 là gì?
Trả lời: Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Câu hỏi 3: Nguồn gốc của 2019-nCoV từ đâu?
Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi.
Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.
Câu hỏi 4: Cơ chế 2019-nCoV lây lan như thế nào?
Trả lời: Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Câu hỏi 5: Nguy hiểm như thế nào?
Trả lời: Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.
Câu hỏi 6: 2019-nCoV có giống với vi rút MERS-CoV hay SARS không?
Trả lời: Không.
Coronavirus là một họ virus lớn, một số virus gây bệnh ở người và virus lây truyền giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Hiện nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm.
Câu hỏi 7: Người có thể bị lây nhiễm 2019-nCoV từ động vật không?
Trả lời: Các điều tra cho thấy SARS-CoV lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002 và MERS-CoV từ lạc đà sang người tại Ả Rập Xê Út năm 2012. Một số virus corona đang lưu hành ở động vật nhưng chưa lây truyền sang người. Khi hoạt động giám sát trên toàn thế giới được cải thiện, có khả năng nhiều loại virus corona được phát hiện.
Chưa xác định được nguồn lây nhiễm virus 2019-nCoV từ động vật. Điều này không có nghĩa là bạn có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào hoặc thú cưng của bạn. Có khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở Trung Quốc là nguồn truyền bệnh cho một số trường hợp nhiễm ở người đầu tiên được báo cáo. Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật.
Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác. Cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm tốt.
Câu hỏi 8: Có thể nhiễm virus nCoV từ thú cưng của mình không?
Trả lời: Không, hiện tại không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan virus 2019-nCoV.
Câu hỏi 9: Virus nCoV có thể lây truyền từ người sang người không?
Trả lời: Có, virus 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp và có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, ví dụ: tại nơi làm việc, trong gia đình hoặc cơ sở y tế.
Câu hỏi 10: Làm thế nào để bảo vệ bản thân?
Trả lời: Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.
- Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
PGS.TS.Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cùng đồng nghiệp, đã vẽ ra một sơ đồ rất sinh động dễ hiểu với các bác sĩ khuyên mọi người 5 điều cần nhớ (V U H A N), với chữ đầu của mỗi biện pháp ghép lại thành tên Vũ Hán (cách cộng đồng gọi nCoV, là vi rút Vũ Hán). Bao gồm:
- V: Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.
- U: Uống nhiều nước và theo dõi thân nhiệt.
- H: Hạn chế đưa tay lên mặt.
- A: Ai ho/hắt hơi phải che miệng bằng khăn dùng một lần hay khuỷu tay.
- N: Nhớ đeo khẩu trang theo khuyến cáo.
Những người từ Trung Quốc trở về
- Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
Những người đến Trung Quốc
- Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong dịp này.
- Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
Câu hỏi 11: Phải làm gì khi đã có lịch trình đi du lịch, công tác?
Trả lời:
1- Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở
- Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.
- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
2- Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV
- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.
- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng
3- Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách
- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.
- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.
- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.
4- Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm
- Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt
- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế
5- Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.
Câu hỏi 12: Liên hệ, thông báo thông tin bằng cách nào?
Trả lời: Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 19003228.
Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.
Câu hỏi 13: Triệu chứng và biến chứng của 2019-nCoV có thể gây ra là gì?
Trả lời: Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh.
Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Câu hỏi 14: Làm thế nào để kiểm tra một người nhiễn 2019-nCoV hay không?
Trả lời: Tại thời điểm này, các kiểm tra chẩn đoán chính xác 2019-nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp.
Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.
Câu hỏi 15: Các chuyên gia y tế, chăm sóc sức khỏe cần làm gì?
Trả lời: Về nguyên tắc điều trị bệnh, các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
Ca bệnh cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).
Câu hỏi 16: Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân?
Trả lời: Đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm; và nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác.
WHO khuyên về việc sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, để tránh lãng phí không cần thiết, tạo cảm giác an toàn giả tạo và sử dụng sai khẩu trang. Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ hoặc đang chăm sóc cho người nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc người nghi ngờ nhiễm virus 2019-nCoV liên quan đến du lịch ở một khu vực tại Trung Quốc – nơi 2019-nCoV đã được báo cáo hoặc tiếp xúc gần với một người đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp.
Câu hỏi 17: Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào?
Trả lời:
- Trước khi đeo khẩu trang cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
- Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng; nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
- Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần.
- Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.
Câu hỏi 18: Ai có thể nhiễm virus nCoV?
Trả lời: Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc – nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo. Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV.
Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. Những người sống bên ngoài Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm 2019-nCoV.
WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về virus đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh.
Câu hỏi 19: Ai có nguy cơ bị bệnh nặng?
Trả lời: Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
Câu hỏi 20: Virus corona mới lây lan như thế nào?
Trả lời: Chủng mới của virus corona là một loại virus đường hô hấp lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là tất cả mọi người thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.
Câu hỏi 21: Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?
Trả lời: Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.
Câu hỏi 22: Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Trả lời: Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.
WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.
Câu hỏi 23: Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Trả lời: Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2 – 11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus Corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.
Câu hỏi 24: Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không?
Trả lời: Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền virus sang người khác là rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế chi tiết từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV. Theo các báo cáo gần đây, có thể những người nhiễm 2019-nCoV có thể gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn virus lây lan từ những người đang có triệu chứng.
Câu hỏi 25: WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Trả lời: Không, lời khuyên của chúng tôi là thống nhất. WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoV như đối với bất kỳ virus nào lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm.
Câu hỏi 26: Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không?
Trả lời: Có an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các virus corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm.
Câu hỏi 27: Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Trả lời: Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus, do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.
Câu hỏi 28: Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không?
Trả lời: Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng. Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV.
Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus corona nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.
(Diệp Chi Organic sẽ liên tục cập nhật thêm…)