Từ vụ 66 trẻ ở Châu Phi đến việc chọn siro ho cho bé

5/5 - (91 bình chọn)

Đọc tin về sự ra đi “mãi mãi” của 66 trẻ em ở Gambia mà mình không khỏi xúc động và lo lắng.

Vụ việc được WHO cảnh báo liên quan đến 4 loại siro trị sốt, cảm lạnh và ho do một công ty Ấn Độ sản xuất.

Báo cáo của WHO cho biết:

  • Phân tích 4 sản phẩm có chứa một lượng diethylene glycol và ethylene glycol vượt quá mức độ cho phép.
  • Các sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn về an toàn và đối tượng sử dụng, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng hoặc tử vong.

Và mới đây nhất, vụ việc thương tâm đã xảy ra đối với 99 trẻ ở Indonesia.

Theo Bộ Y tế Indonesia, trẻ tử vong vì tổn thương thận cấp tính. Liên quan đến loại siro ho nhập khẩu từ Ấn Độ. Thành phần có chứa paracetamon và các thành phần diethylene glycol và ethylene glycol.

Ngoài ra trước đó, năm 2020 tại Ấn Độ, có tới 17 trẻ em tử vong ở Jammu và Kashmir sau khi sử dụng một loại siro ho khác bị nhiễm chất diethylene glycol tương tự.

Một vụ khác, ít nhất 3 trẻ em đã chết ở New Delhi vào năm 2021 sau khi uống một loại siro ho có dextromethorphan (thành phần cũng có trong 4 loại thuốc siro vừa được WHO nêu tên).

Qua đó khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và phân vân mỗi khi con bị ho. Bởi thời điểm hiện tại, tình trạng trẻ bị ho do viêm hô hấp rất phổ biến.

Liệu rằng siro ho nói chung trên thị trường có an toàn?

Bài viết này, bạn cùng mình tìm hiểu một số tiêu chí chọn siro ho cho bé nhé!

Khi nào có thể cho bé sử dụng siro ho?

Ho là một phản xạ sinh lý hết sức bình thường, giúp cơ thể đào thải chất nhầy ra khỏi đường thở và bảo vệ phổi.

Trẻ không ho được sẽ khiến đờm ứ đọng, tắc nghẽn đường thở trong và là nguy cơ gây viêm phổi hoặc suy hô hấp.

Tuy nhiên, những cơn ho dai dẳng có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho bé nếu không điều trị kịp thời.

Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng siro trị ho để ức chế các cơn ho của trẻ.

Càng không nên vội vàng cho trẻ dùng siro ho.

Bởi việc sử dụng siro ho cho bé không hề đơn giản và dễ gây nên một số tác dụng phụ nếu:

  • Quá liều lượng.
  • Không theo kê đơn của bác sĩ.
  • Chứa một số chất gây hại.

Do đó, khi bé bị ho, trước tiên bạn có thể thử một số cách như:

  • Cho con uống nhiều nước ấm, nước mật ong gừng để dịu họng, giảm khô rát do ho.
  • Rửa mũi, xịt mũi cũng giúp làm giảm dịch nhầy mũi khiến triệu chứng ho thuyên giảm đi đáng kể.
  • Massage ngực, bụng bằng dầu tràm hoặc sáp ấm để giữ ấm, giúp bé dễ chịu hơn.
  • Cho bé gối cao đầu khi ngủ để bé dễ thở hơn.
  • Dùng phương pháp dân gian như ngâm mật ong với chanh đào, húng chanh, tắc,… cho bé sử dụng.
  • Hạn chế để con tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Khói bụi, lông động vật, phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm,…
  • Đảm bảo không gian trong nhà thoáng đãng, đặc biệt không nên có khói huốc lá ở nơi có trẻ.

Xem thêm: Trẻ bị ho và những điều cha mẹ nên biết

Chúng ta chỉ nên cân nhắc việc dùng siro ho khi bé có biểu hiện ho khan, ho đờm hoặc ho dai dẳng nhiều ngày không giảm.

Vậy nên chọn loại siro ho nào cho bé?

Các dạng siro ho phổ biến

Theo mình tìm hiểu, về cơ bản, có hai loại chế phẩm trị ho cho trẻ em. Đó là thuốc trị ho dạng siro và siro trị ho có nguồn gốc thảo dược.

Thuốc ho dạng siro

Với các loại thuốc trị ho dạng siro hay siro ho tân dược, bạn phải chắc chắn rằng thuốc được bác sĩ chỉ định kê đơn.

Thuốc ho siro tân dược thường chứa một số hoạt chất an toàn cho bé có thể kể đến như Bromhexin hydroclorid, Ambroxol, Acetylcystein,…

Bên cạnh đó, một số thuốc chứa các thành phần nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra một số tác hại không mong muốn.

Như siro ho có chứa kháng sinh, tân dược dextromethorphan, codein, cồn và chất tạo màu. Các thành phần này tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh như:

  • Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, làm cho hệ miễn dịch của trẻ yếu đi.
  • Dextromethorphan sử dụng liều cao có thể ức chế thần kinh trung ương của bé (chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi).
  • Codein là chất được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì chất này có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài hoặc có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều.
  • Cồn và chất tạo màu có thể gây ngộ độc đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Một số loại có chứa chất kháng histamin. Chất này sẽ ức chế thần kinh để ngăn ngừa các cơn ho. Do đó nếu chúng ta cho bé sử dụng siro không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của con.

Một số loại siro chứa paracetamol, ibuprofen có công dụng giảm sốt khi ho. Nếu quá lạm dụng thuốc ho cho trẻ sơ sinh thì sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến chức năng gan của con.

Vì vậy, trong mọi trường hợp muốn sử dụng thuốc ho dạng siro cho bé, bạn nên tìm bác sĩ để tư vấn trước.

Siro ho thảo dược

Các loại siro ho từ thảo dược được cho là an toàn hơn và có thể cho bé sử dụng khi bạn không thể đưa con đi khám ngay.

Siro ho từ thảo dược, nguồn gốc thiên nhiên sẽ lành tính và ít khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Chúng thường có tác dụng:

  • Giảm ho, giảm nôn ói, khó chịu cho bé.
  • Giảm đau rát họng, ngứa họng.
  • Giúp bổ phổi, nhuận phế.
  • Tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh và hóa chất cho trẻ.

Tuy nhiên, không phải chọn loại siro thảo dược nào cũng an toàn cho bé. Dưới đây là các tiêu chí bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: Keo ho Diệp Chi bào chế từ 9 loại thảo dược quí, giảm ho an toàn và nhanh chóng

Cách chọn siro ho thảo dược cho trẻ em

Để chọn được loại siro có thể giúp bé giảm ho an toàn, hiệu quả cần đảm bảo ít nhất 5 tiêu chí dưới đây:

#1 Sử dụng phù hợp với độ tuổi của con

Có hàng trăm loại siro ho cho trẻ em nhưng không phải loại nào cũng có thể sử dụng cho độ tuổi con của bạn.

Khi lựa chọn, bạn cần đọc kỹ thông tin và chọn đúng loại sản phẩm phù hợp. Cũng như có hướng dẫn liều lượng cụ thể theo độ tuổi.

#2 Có thành phần thiên nhiên, lành tính

Như mình đề cập bên trên, siro được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại sẽ an toàn hơn các loại siro tân dược.

Bởi các loại siro tân dược thường phải được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cụ thể. Tuyệt đối không nên tự ý mua và cho bé sử dụng.

#3 Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm, nếu không may mua phải và sử dụng những sản phẩm kém chất lượng không chỉ bệnh không giảm mà còn tác động xấu tới sức khỏe của trẻ.

Tốt nhất, bạn cần lựa chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, hàng chính hãng và đầy đủ thông tin về tem nhãn, các giấy tờ chứng nhận, kiểm định, cấp phép từ các cơ quan nhà nước., đặc biệt là Bộ y tế.

Đồng thời, nên mua ở những nơi uy tín, nhà thuốc tây để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

#4 Phải dễ uống

Hầu như các bé đều khó uống thuốc, vì thế chọn được sản phẩm tốt mà con không hợp tác thì cũng vô ích.

Những loại siro ho vị ngọt dịu, mùi nhẹ, có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha với nước, nước hoa quả… là lựa chọn hoàn hảo.

#5 Dễ dàng tìm mua

Khi đã đáp ứng được 4 tiêu chí trên, mình cho rằng tiêu chí thứ 5 này cũng nên được liệt kê.

Để có thể kịp thời mua về trị ho cho bé, bạn nên chọn các loại siro dễ tìm ở các nhà thuốc hoặc kênh bán hàng chính hãng online có thể giao trong thời gian sớm nhất.

keo-ho-diep-chi-an-toan-cho-be
Keo ho Diệp Chi là lựa chọn của mình

Tuy an toàn khi dùng siro ho thảo dược cho bé, nhưng bạn cũng cần lưu ý:

Lưu ý khi sử dụng siro ho cho bé

  • Không nên sử dụng siro ho luôn khi bé mới chớm ho, lúc này có thể áp dụng phương pháp dân gian trước. Nếu sau 3 ngày không khỏi, bạn có thể dùng siro ho thảo dược.
  • Không nên dùng siro ho ngay trước bữa ăn hoặc ngay sát thời điểm bú mẹ, vì đa số siro thường ngọt nên có thể bé sẽ có cảm giác không muốn ăn.
  • Không nên cho bé uống siro ho trước khi đi ngủ vì siro ngọt dễ gây sâu răng.
  • Không nên quá lạm dụng siro ho sẽ gây hại đến sức khỏe của trẻ.
  • Không nên dùng siro ho khi đã mở nắp quá thời gian như hướng dẫn. Hoặc quan sát thấy siro có mùi lạ, biến đổi màu sắc, vón cục,…

Khi nào nên cho con đi khám

Bạn cần theo dõi, nếu bé có các dấu hiệu sau thì cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Xuất hiện tình trạng môi bị xanh, tím.
  • Bỏ bú, bú ít hoặc bỏ ăn, ăn ít.
  • Ngủ li bì, ho nhiều và xuất hiện sốt cao, co giật.
  • Ho và cảm thấy khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường.
  • Ho ra máu hoặc có đờm trong thời gian dài và nôn ra chất dịch có màu kèm mùi hôi.
  • Ho nhiều và liên tục trong 7 ngày không thuyên giảm kèm theo sụt cân và đổ mồ hôi nhiều.

Tổng kết

Mình nhận thấy, hiện nay nhiều bác sĩ cá nhân, phòng khám, bệnh viện cũng ưu tiên sử dụng siro ho thảo dược cho trẻ em. Chỉ sử dụng thuốc ho hay siro ho tân dược trong một số trường hợp thực sự cần thiết.

Thú thật, đã nhiều lần, dù đi khám, bác sĩ kê đơn siro ho thảo dược cho con nhưng khi về nhà mình chỉ dùng keo ho Diệp Chi cho bé (vì keo ho cũng là một loại siro ho từ 9 loại thảo dược quí trị ho).

Trộm vía, những lần “cãi lời” bác sĩ của mình cũng mang lại kết quả tốt: bé hết ho.

Hi vọng những thông tin từ bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn siro ho cho con.

Bình luận

1
1
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Cùng nhiều quà tặng hấp dẫn