34 Bài thuốc trị cảm cúm bằng tỏi

5/5 - (23 bình chọn)

Tỏi trị cảm cúm rất hiệu quả nhưng bạn đã biết sử dụng đúng cách. Sau đây là rất nhiều bài thuốc mà lương y Quốc Đương gợi ý cho bạn.

bai-thuoc-tri-cam-cum-bang-toi
Tỏi trị cảm cúm hiệu quả

Bài 1: Nên ăn tỏi khi bị cảm

Nếu lúc nào đó cảm thấy cổ họng khó chịu, đau, ngứa, bạn nên ăn một ít tỏi sống hoặc thức ăn có nhiều tỏi vì nó chứa những chất chống nhiễm trùng hiệu quả.

Chỉ cần thêm 2 tép tỏi vào thức ăn là hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực hơn, tăng khả năng phòng chống cảm.

Nếu dùng tỏi liên tục một thời gian, bạn nên ăn thêm cà chua để trung hòa những chất gây mùi.

Bài 2: Phòng bệnh cúm

  • Đơn thuốc: 20g-30g tỏi.
  • Cách dùng: Giã nát ngâm vào lọ đựng 200ml dầu vừng hoặc dầu lạc. Mỗi buổi sáng tẩm bông và hít vào mũi 1-2 lần.

Bài 3: Xoá nốt ban đỏ

Củ tỏi giã nhỏ đắp lên mặt mỗi tuần 1 lần cho đến khi nốt sần đỏ tan hết.

Bài 4: Phòng bệnh cúm bằng tỏi

  • Đơn thuốc: 20g-30 g tỏi, 200 ml dầu vừng.
  • Cách dùng: 20g-30g tỏi, giã nát ngâm vào lọ đựng 200 ml dầu vừng hoặc dầu lạc. Mỗi buổi sáng tẩm vào bông và hít vào mũi 1-2 lần.

Bài 5: Chữa cảm cúm chảy nước mũi

Nếu bị cảm cúm, sổ mũi, chảy nước mũi gây khó chịu, thì lấy củ tỏi lột bỏ vỏ, giã nhỏ cho ít rượu hoặc nước chín vào, khuấy đều và ngâm một lát rồi lấy nước nhỏ vào họng hoặc mũi.

Bài 6: Ăn gì để ngừa cúm?

Đông y gọi bệnh cúm là lưu hành tính cảm mạo, và virus gây bệnh là phong tà độc. Để phòng bệnh, có thể ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô trong các bữa ăn, hoặc chế biến dưới dạng tương tỏi hoặc rượu tỏi.

Một số thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trong mùa dịch cúm:

Tỏi tây (Allium porrum L.) chứa nhiều vitamin B, C, các chất khoáng như sắt, canxi, phôtpho, magiê, natri, kali, mangan, silic, tinh dầu, chất nhầy, cellulose… có tác dụng bổ thần kinh, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể.

Có thể dùng tỏi tây dưới dạng ăn sống, thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác, hoặc sắc nước uống, nấu canh, nấu súp với khoai tây, cà rốt và xào với đậu hũ, thịt bò, heo…

Tỏi (Allium satium L.) nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày, hoặc đã chế biến.

Bài 7: Khi bị trúng lạnh

Khi bị trúng lạnh thì dùng nước tỏi giã nhỏ ngâm với giấm ăn lâu ngày thì sẽ rất hiệu quả.

Bài 8: Phòng ngừa cảm mạo

Giã vài củ tỏi, vắt lấy nước cốt, pha thêm nước (tỉ lệ 1/10). Hàng ngày, buổi tối trước khi đi ngủ, nhỏ vài giọt vào từng lỗ mũi.

Bài 9: Chữa cảm lạnh

Hành tươi 50g hoặc gừng tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc nước hoặc nấu cháo ăn khi đang nóng. Trường hợp cảm nặng, dùng hành tươi 30g, gừng tươi 30g, rau mùi 30g, giấm 30ml, nước 100ml, sắc lên uống khi thuốc còn nóng.

Bài 10: Trị cảm lạnh, ho gà, hen phế quản

Giã nát tỏi, xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2- 3 lần.

Bài 11: Chữa ho gà

Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát, đổ vào 150 ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng, chắt lấy nước, cho một ít đường trắng (hoặc đường phèn) uống 2 lần trong ngày.

Bài 12: Uống tỏi mật ong trị cảm

  • Đơn thuốc: Tỏi và mật ong lượng vừa phải
  • Cách dùng: Trộn đều tỏi đã bằm nhuyễn với mật ong, uống với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần dùng 1 thìa canh, một ngày uống 4-6 lần sẽ có tác dụng tốt cho việc chữa trị cảm.

Bài 13: Bài thuốc trị cảm cúm

  • Đơn thuốc: Tỏi củ 6g, lá bạc hà 10g, lá chanh 15g, nghệ 15g
  • Cách làm: Sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Lau sạch bằng khăn khô. Uống thêm nước chanh đường để lại sức.

Bài 14: Cách chữa cảm cúm bằng ăn uống

Nấu cháo loãng với 10 nhánh hành và 3 củ tỏi, sau khi ăn xong lên gường nằm đắp chăn kín đầu để mồ hôi ra dâm dấp là khỏi.

Bài 15: Chữa cảm cúm

  • Đơn thuốc: Lá bưởi: 50g, Hương nhu: 50g, Cúc tần: 50g, Lá tre: 50g, Bạc hà: 20g, Tỏi: 3 nhánh, Sả: 2 củ.
  • Cách dùng: Tất cả rửa sạch nấu nước xông (rau hoa quả).

Bài 16: Chữa cảm, cúm, nhức đầu

  • Đơn thuốc: Lấy lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh.
  • Cách dùng: Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu với nước đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.

Cách dùng tỏi phòng chống cúm

Công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng của tỏi đã được chứng minh, nhưng cách thức sử dụng thế nào để đạt hiệu quả phòng chống cúm cao nhất thì không phải ai cũng tường tận.

Sau đây là 11 cách ứng dụng tốt nhất.

Bài 18

  • Đơn thuốc: tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500ml.
  • Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ và cho vào lọ ngâm với dấm. Bịt kín lọ. Sau 30 ngày thì dùng được. Pha chế nước chấm hoặc uống mỗi ngày 10ml sau bữa ăn.

Bài 19

  • Đơn thuốc: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3-5 lần.
  • Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10 ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng nhỏ mũi 2-3 lần/ngày.

Bài 20

Đơn thuốc: Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.

Bài 21

Đơn thuốc: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2-3 lần trong ngày.

Bài 22

Đơn thuốc: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.

Bài 23

Đơn thuốc: Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250 ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.

Bài 24

Đơn thuốc: Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch giã nát, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng.

Bài 25

Đơn thuốc: Tỏi 10g, lá bạc hà 20 g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g.

Các vị giã nát rồi bỏ vào trong một cái túi vải, đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.

Bài 26

Đơn thuốc: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào trong một chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài lần.

Bài 27

Đơn thuốc: Tỏi 100g, giấm gạo 200 ml, đường đỏ 100g. Tỏi bóc vỏ, đem ngâm với giấm và đường đỏ, sau 10 ngày là dùng được, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 ml.

Bài 28

Đơn thuốc: Tỏi 500g, sirô đường đơn (monosac- charide) 300 ml, acid acetic 2 ml, nước cất vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nát và ép lấy nước.

Đổ sirô đường đơn vào bã tỏi rồi tiếp tục nghiền đều, chế thêm acid acetic và một lượng nước cất vừa đủ thành 800 ml; đổ nước ép tỏi vào, thêm nước cất thành 1.000 ml là được. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 ml.

Bài 29: Bị hắt hơi, sổ mũi

Nhỏ nước ép hành và tỏi có pha một ít sữa vào mũi. Độ đậm đặc tùy thuộc từng người, nếu nồng độ tỏi đậm đặc quá sẽ gây rát niêm mạc.

Bài 30: Bấm huyệt Túc tam lý – liều ”doping” cho sức khỏe

Cứu bằng gừng, tỏi: gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng đặt lên huyệt, dùng một nhúm nhỏ ngải nhung, ấn ép thành hình quả núi trên lát gừng hoặc lát tỏi rồi châm lửa cho cháy dần.

Bài 31: Chữa viêm mũi dị ứng

  • Đơn thuốc: Tỏi, mật ong vừa đủ
  • Cách dùng: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày.

Bài 32: Cảm cúm với triệu chứng đau đầu phát sốt

Khi bị cảm cúm với triệu chứng đau đầu phát sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, hơi nôn, có thể dùng gừng tươi 15g, tỏi 6 nhánh sắc lấy nước, cho chút đường uống lúc còn nóng, sau đó nằm đắp chăn kín.

Mỗi ngày làm một lần.

Bài 33: Trị cảm, viêm họng, sổ mũi

Để trị cảm, viêm họng, sổ mũi, nên dùng cồn tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi cho ngửi. Cũng có thể giã tỏi, đổ cồn 70 độ, đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra mồ hôi.

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy trướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.

Bài 34: Trị cảm cúm

  • Đơn thuốc: Tỏi 6gr + lá bạc hà 10gr + lá chanh 15gr + củ nghệ 15gr.
  • Cách dùng: Sắc với 3 chén nước, còn lại 1 chén. Uống xong đắp mền cho ra mồ hôi. Lau sạch, uống thêm nước chanh đường nhiều cho lại sức.

Nguồn: Sách Tỏi Với Sức Khỏe Con Người – 400 Bài Thuốc Trị Bệnh (Lương y Quốc Đương)

Bình luận

1
1
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Cùng nhiều quà tặng hấp dẫn