Cuối tuần rồi, mình nhận được thông báo của trường mầm non về cách thức điền “phiếu gửi thuốc” cho con.
Điều khiến mình bất ngờ và lo lắng hơn là tình trạng của lớp con đang học:
Lớp có hơn 30 bé mà đã hơn 15 bé bệnh, bố mẹ phải gửi thuốc cho cô.
Không chần chừ mình gửi ngay tinh dầu tỏi Diệp Chi và điền phiếu nhờ cô cho uống hộ.
Chia sẻ điều này vì mình hiểu rằng không chỉ bản thân mà còn có rất nhiều bố mẹ cũng đang gặp hoàn cảnh như vậy.
Bài viết dưới đây, thay vì tập trung vào nguyên nhân và các bệnh thường gặp khi bé đi học, mình sẽ chia sẻ nhiều hơn những việc làm giúp con chỉ bệnh “thoáng qua”.
Nội dung chính:
Những bệnh thường gặp ở bé mầm non
Theo Diệp Chi tìm hiểu, bé hay mắc các bệnh như:
- Bệnh về da, tay chân miệng.
- Sốt vi rút, cảm cúm.
- Viêm hô hấp trên: Ho, sổ mũi.
- Viêm họng.
- Viêm phế quản, viêm phổi.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Nhiễm giun sán.
- Đau mắt đỏ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình bé mắc bệnh 12 lần trong 12 tháng đầu tiên đi học. Và giảm dần cho đến khi bé đi tiểu học.
Phổ biến nhất là sổ mũi, ho, nôn trớ, sốt do viêm họng, sốt siêu vi.
Các bác sĩ cũng nhận định, bé đi nhà trẻ và mầm non cũng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai mũi họng và bệnh lý tiêu chảy tăng gấp 2 đến 3 lần so với trẻ không đi nhà trẻ.
Nguyên nhân khiến bé đi học mầm non hay bị ốm
Có thể liệt kê một số nguyên nhân như:
- Thay đổi môi trường.
- Thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt.
- Thay đổi thời tiết, giao mùa.
- Thiếu vệ sinh cá nhân.
- Hệ thống miễn dịch non nớt.
- Phát triển thể chất chưa hoàn thiện.
- Tiêm thiếu hoặc chưa đủ vắc xin.
Khi ở nhà, bé ít tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn khác nhau. Tức là bé đã quen với các vi khuẩn xung quanh.
Nói cách khác, sức đề kháng của bé tạo ra miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn quen thuộc.
Đến khi bé đi học, mỗi lớp có khoảng 20 – 60 học sinh chẳng hạn, sẽ mang các môi trường khác nhau đến với lớp học đó.
Nhà trẻ, mẫu giáo thường là không gian nhỏ, kín, bé dùng chung đồ chơi, cùng ăn, cùng ngủ nên dễ lây lan vi rút, vi khuẩn.
Những con virus, vi khuẩn này sẽ có sự giao thoa với nhau. Trong đó có những vi khuẩn lạ tấn công cơ thể bé.
Khi vi khuẩn lạ tấn công thì cơ thể sẽ sinh phản ứng chống lại bằng những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi.
Cân nhắc lợi ích của việc trẻ bị ốm khi đi học
Theo các chuyên gia tâm lý, khi thấy con ốm và muốn con ở nhà là tâm lý hết sức bình thường, đó dường như là bản năng để bảo vệ con của người mẹ.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khi trẻ thay đổi môi trường sống, ốm là điều hết sức bình thường. Và đó là cách trẻ thay đổi mình, thích nghi với môi trường mới.
Khi bé tiếp xúc với nhiều nguồn vi khuẩn sẽ tạo ra nhiều kháng thể hơn, hệ thống miễn dịch non nớt của con sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ba mẹ xem nhẹ các bệnh bé mắc phải. Đặc biệt khi trường lớp đang có dịch: tay chân miệng, covid, đậu mùa, mắt đỏ,…
Trong mọi trường hợp cần phối hợp với nhà trường theo dõi bé đồng thời cho thăm khám bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định.
Điều quan trọng nhất là:
Làm thế nào để mỗi lần con ốm chỉ là thoáng qua và rèn luyện được sức đề kháng của con.
Giúp con chỉ ốm thoáng qua
Trước tiên, mình xin liệt kê các cách giúp bé ít ốm vặt khi đi học:
- Tăng miễn dịch cho con bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Bổ sung vitamin D3, canxi, kẽm, magie, các vi chất quan trọng.
- Tăng cường hoạt động ngoài trời.
- Giúp bé có giấc ngủ đủ.
- Rửa tay cho bé với xà phòng.
- Dạy bé cách giữ vệ sinh cá nhân.
- Tiêm vắc xin đầy đủ cho bé.
Bên cạnh đó, chúng ta cần chuẩn bị tâm lý trước cho bé, tập cho con những kỹ năng cơ bản như tự ăn uống, vệ sinh cá nhân,… không nên phó thác cho nhà trường.
Tránh tạo tâm lý căng thẳng cho bé. Vì đa số các bé lần đầu đi học đều sợ hãi, phản kháng. Những vấn đề tâm lý này khiến con không muốn ăn uống, quấy khóc từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong 2 tuần đầu nên để con làm quen, vui chơi cùng lớp học trong vài tiếng để bé hứng thú.
Chỉ nên cho bé ở lại cả ngày từ tuần thứ 3, khi mà con đã quen dần với lớp học và thích thú việc đi học.
Đồng thời, theo các chuyên gia thì tăng cường hệ miễn dịch cho bé là điều cần thiết hơn cả.
Ngoài việc ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin cho bé, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ của bé.
Khi ngủ đủ sẽ khiến hệ miễn dịch của bé được tái tạo và tăng cường. Ngược lại, nếu thiếu ngủ sẽ khiến bé dễ ốm hơn.
Riêng các bé nhà mình, bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động,… thì mình còn cho con dùng dầu tỏi Diệp Chi và keo ho Diệp Chi để tăng đề kháng.
Lời kết
Cũng có con độ tuổi đi học mầm non nên mình rất thấu hiểu tâm trạng của các bố mẹ.
Hi vọng chúng ta đừng vì quá lo lắng cho con mà bắt con phải ở nhà khi chưa thực sự cần thiết.
Đừng vì quá chủ quan mà phó thác sức khỏe của con cho trường học.
Chúc cho con trẻ của chúng ta luôn khỏe mạnh để hòa nhập vào môi trường mới, bạn nhé!