55+ Bài thuốc trị bệnh bằng tỏi

5/5 - (7 bình chọn)

Các bài thuốc được tổng hợp từ tài liệu của lương y Quốc Đương. Ngoài các công dụng chữa bệnh được Mẹ Bống giới thiệu, dưới đây là các lợi ích khác chưa được nhắc tới của tỏi.

bai-thuoc-toi
Bài thuốc từ tỏi

Nội dung chính:

Bài 1: Chữa mất ngủ

Một lượng tỏi vừa phải, bóc vỏ sấy khô rồi nghiền thành bột, lúc ăn cơm đem ăn như gia vị, ăn kiên trì lâu dài.

Bài 2: Tỏi trị đau răng

Tỏi: 2-3 củ, bóc vỏ, nướng chín, cắt ra chườm lên chỗ răng đau, khi củ tỏi đã nguội, lại nướng tiếp, chườm lên răng nhiều lần sẽ khỏi đau răng.

Bài 3: Chữa ho gà cho trẻ em

Tỏi 15g, đường kính trắng 200g, đập nhỏ tỏi ngâm với đường trắng trong vòng 12 giờ, sau đó vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Thuốc này còn có tác dụng phòng bệnh.

Bài 4: Tỏi chữa hen suyễn

Để giảm triệu trứng hen suyễn, lấy 3-4 nhánh tỏi, luộc với sữa tươi và uống hàng đêm.

Bài 6: Tỏi chữa rộp miệng

Khi bị rộp miệng, bạn hãy cắt vài lát gừng, cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết. Việc nhai sống lá hoặc củ tỏi cũng đem lại tác dụng này.

Bài 7: Chữa bàn tay chai

Tỏi cả củ, đem luộc sôi nguyên củ tỏi cả vỏ cả cọng. Đợi nguội, ngâm tay chai vào nước nấu tỏi 10 phút, mỗi tối 1 lần.

Bài 8: Chữa kiết lỵ bằng táo hoặc tỏi

Rửa sạch hoặc luộc chín quả táo, rồi ăn cùng với tỏi. Mỗi ngày ăn từ 3-4 lần, kiêng ăn mỡ và các thức ăn sống, nguội, sau 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Phòng chống bí đại tiện cho người già…

Bài 9: Tỏi gắn (dính) thủy tinh

Đầu tiên rửa sạch bề mặt thủy tinh nơi cần dán, sau đó cầm nhánh tỏi đã bóc vỏ chà xát lên bề mặt để cho nước tỏi bôi đều trên mặt thủy tinh rồi tiến hành dính các mảnh thủy tinh lại sau khi đã định vị xong cần để yên chừng một ngày mới có thể dùng được.

Bài 10: Tỏi và mật ong chữa mụn

Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2-3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng

Bài 11: Phòng dịch sad

Nên ăn sống: hành củ (khoảng 1 tép bằng 1 đốt ngón tay cái), tỏi (1 tép khoảng bằng 1 đốt ngón tay út); nghệ tươi (khoảng 1 đốt ngón tay cái) vào các bữa ăn. Mỗi bữa khoảng một vài thứ gia vị nói trên. Ngoài ra cũng nên ăn các loại rau thơm như: kinh giới, tía tô, bạc hà, rau húng, sả…

Mệt mỏi do đau bụng đi ngoài: Dưa hấu chín bổ ra, lấy 1-2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát nhuyễn, cho vào ruột dưa hấu, khuấy nhuyễn, để khoảng nửa giờ, bỏ hạt dưa, uống nước.

Bài 12: Tỏi chữa lỵ, tiêu chảy

Lấy 5 củ tỏi lớn bóc vỏ, sắc cùng 2 lạng củ cải, lấy nước uống hằng ngày.

Bài 13: Thuốc chữa bệnh từ tỏi đỏ

(Còn gọi là tỏi lào, tỏi mọi, co nhọt (Lào)

Công dụng:

Tương tự tỏi khác: trị chốc đầu cho trẻ, nhọt đầu đinh, viêm da mủ, viêm họng cấp và mạn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đĩa, vảy nến.

Thuốc bổ máu, chữa mệt mỏi, tiêu độc dùng dưới dạng rượu, nước sắc hay chế thành viên.

Bài 14: Tỏi chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng, nửa nọ nửa kia. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.

Bài 15: Tỏi chữa viêm, đau khớp

Tỏi và lá lốt đun sôi để xông, sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng mà chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối, sẽ khỏi.

Bài 16: Tỏi chữa đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì

Có thể trị các chứng đau sưng khớp, các bệnh đái tháo đường, trĩ, béo phì, bệnh ở tim mạch, phế quản, hệ tiêu hóa… bằng cách dùng rượu tỏi. Cách làm: Tỏi khô bóc vỏ 400g, thái nhỏ, bỏ lọ, đổ vào 100 ml rượu trắng 45 độ. Sau 10 ngày dùng được. Sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi đi ngủ (hòa thêm nước nguội mà uống). Ngâm uống liên tục.

Bài 17: Chảy máu cam và tiêu chảy

Nếu đang bị chảy máu cam, đang bị tiêu chảy, thì dùng củ tỏi loại lớn, lột bỏ vỏ ngoài, giã nhỏ, rồi đem đắp vào lòng gan bàn chân và nằm nghỉ thì tình trạng trên sẽ giảm (không nên đắp lâu dễ làm bỏng da).

Bài 18: Tỏi chữa chảy máu cam

Giã vài tép tỏi đắp gan bàn chân (từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy lỗ mũi phải, đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy máu cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa chân sạch.

Bài 19: Tỏi chữa sưng vú

Dùng 50-100g tỏi giã nhỏ, trộn với bột mì, đường đỏ, dùng nước ấm trộn đều đắp nơi sưng, chỉ 1 ngày sẽ giảm.

Bài 20: Nước tắm thuốc cho trẻ

– Cách 1: Cành đào tươi, cành dâu tươi, cành mai tươi mỗi loại 250g, cắt thành từng đoạn 6 – 10cm, cho vào nồi, đổ vào từ 2 – 3 lít nước, đậy kín vung, đun sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước trong pha ở nhiệt độ vừa phải tắm cho bé. Nước tắm thuốc này giúp giải nhiệt độc trong thai gây mụn nhọt cho trẻ sơ sinh, có lợi cho xương của bé.

– Cách 2: Lấy 500g lá bo bo tươi, cắt nhỏ đổ một ít nước vào đun sôi khoảng 15 phút, pha cùng với nước tắm cho trẻ sẽ có tác dụng giảm nhiệt, giải độc, chống mụn nhọt.

Bài 21: Tỏi làm giảm nguy cơ u buồng trứng

Về mùi vị của tỏi người ta có thể bàn cãi, tuy nhiên về tác dụng tốt đối với sức khỏe thì không. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khám phá thấy tỏi có tác dụng phòng chống u buồng trứng.

Nữ giới ăn nhiều tỏi và hành sẽ giảm được nguy cơ bị ốm đau và ung thư buồng trứng. Một chế độ ăn uống nhiều rau và hoa quả không có tác dụng như vậy. Đây là kết quả của Nghiên cứu châu Âu về Ung thư và Dinh dưỡng được thực hiện rộng rãi ở châu Âu,

Bài 22: Tỏi tốt cho những người thừa cân, béo phì

– Rau mùi tàu (ngò gai), tỏi và gừng tươi là những loại rất tốt cho cơ thể, hợp với mọi thực đơn ăn kiêng.

Bài 23: Chữa chứng tăng mỡ máu

Tỏi tươi bóc sạch vỏ lụa, ăn trong hoặc sau bữa cơm, mỗi lần 2-3 tép (mỗi ngày dưới 5g). Hiện thị trường đã có loại viên thuốc được bào chế từ tỏi.

Bài 24: Cấp cứu người bị ngất xỉu

Nếu chân tay lạnh, dùng gừng tươi 12g, tỏi 4g giã nhỏ, cho thêm 20 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, sau đó cho thêm 5 ml rượu trắng, khuấy đều cho uống.

Bài 25: Chữa bệnh bằng củ tỏi

Trên đây là một trong những cách chữa bệnh bằng củ tỏi, một vị thuốc đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại khẳng định về công dụng thần kỳ trong chữa bệnh. Theo Đông y, tỏi có tác dụng sát trùng, giải độc, chữa huyết lỵ, tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy trướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ…

Y học hiện đại cho rằng tỏi có thể làm tăng cường hệ miễn dịch, là kháng sinh đa năng, điều hòa huyết áp và đường huyết, chống sinh huyết khối. Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (đặc biệt là nấm candida), giảm huyết áp, giảm choles- terol máu và lipit máu, đề phòng xơ vữa động mạch.

Bài 26: Chữa miệng nôn trôn tháo

(Thường gọi là thổ tả): Tỏi ta 30-50 g bóc vỏ, thái lát mỏng hoặc giã nát, thêm 100 ml đun sôi để lửa nhỏ trong 15 phút. Dùng thìa con uống từng ít một đến hết nước. Ngoài ra, lấy tỏi ta 30 g bóc vỏ, giã nát, đắp vào lòng bàn chân rồi băng kín lại.

Bài 27: Chữa ho

Tỏi ta 30g bóc vỏ, giã nát, trộn với 50g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 60 ml nước sôi còn ấm (40-50 độ C), chia làm 2 lần uống trong ngày. Người ho nhiều trên 2 ngày phải dùng thuốc cầm ho.

Để khử mùi tỏi, nên tráng miệng bằng 1 thìa mật ong, súc miệng nhiều lần với nước chè đặc hoặc nhai chè búp khô; rửa tay chân bằng nước chè đặc, dùng bã chè để cọ

Bài 28: Hắt hơi

Nhỏ nước ép hành và tỏi có pha một ít sữa vào mũi. Độ đậm đặc tùy thuộc từng người, nếu đặc quá sẽ gây rát niêm mạc.

Lưu ý: Tỏi kỵ mật (mật ong, mật mía).

Bài 29: Tỏi chữa chai chân

Nếu bị chai chân, dùng một củ hành sống rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ chai rồi lấy vải buộc lại, mỗi ngày làm một lần, sau nhiều lần sẽ khỏi. Cũng có thể lấy hành một cây (bỏ lá), tỏi vỏ tím một củ (bóc vỏ ngoài) giã nhuyễn, đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại. Sau 6-7 ngày, cục chai sẽ rụng đi.

Bài 29: Tỏi chữa nghẹt thở

Nếu bị nghẹt thở, lấy 1 tép tỏi bóc vỏ, giã nát, nhét vào mũi, mũi sẽ thông rất nhanh.

Bài 30: Viêm đại tràng mạn

Lấy 10-15g tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ, cho vào 100- 150 ml nước, gạn bỏ bã rồi dùng thụt vào hậu môn sau khi thụt sạch phân. Làm trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Có thể luộc ăn thêm 5-6g tỏi/ngày. Một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân viêm đại tràng mạn (đã dùng nhiều loại kháng sinh tân dược nhưng không khỏi), kết quả rất tốt.

Bài 31: Tỏi chữa suy tim giai đoạn đầu

Dùng tỏi khô 15-20 g luộc chín, ăn hằng ngày.

Bài 32: Vết thương có mủ

Dùng dung dịch nước tỏi khô 10-15% để bôi.

Bài 33: Tỏi tây thải độc

Món thịt bò xào cần tỏi vốn rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, song ít người biết đến tác dụng thải độc của tỏi tây. Phần thân xanh của loại rau này rất giàu caroten, vitamin C và E – bộ ba vi chất giúp cơ thể đề kháng tốt với cảm cúm và viêm đường hô hấp.

Ở nhiều nước, tỏi tây được dùng thường xuyên như hành lá ở Việt Nam. Người ta ăn sống tỏi hoặc ướp nướng cùng một số loại cá như một loại gia vị ngon và an toàn.

Tỏi tây còn có một số công dụng ít được biết đến như làm đẹp da và tẩy những nốt mụn mới xuất hiện. Uống nước sắc từ tỏi tây sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo, đỡ đau họng và thanh giọng.

Nên dùng tỏi tây với:

– Tỏi thường: Cả hai đều là những thức ăn nghèo muối và giàu kali. Kết hợp hai loại tỏi này sẽ giúp giảm huyết áp và tạo thành phần kháng sinh tự nhiên.

– Cá béo: Vitamin E từ tỏi tây kết hợp với các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá basa… sẽ làm tăng tác dụng của omega-3 có lợi trong cá.

– Cần tây: Sự kết hợp truyền thống này cung cấp nguồn vitamin dồi dào, đặc biệt an toàn cho tiêu hóa và đường ruột.

Dùng bao nhiêu là thích hợp?

200g tỏi tây sẽ cung cấp đủ lượng kali hằng ngày. Theo kinh nghiệm, nếu ăn đều tỏi tây 3 ngày/tuần thì cơ thể sẽ không bị thiếu vitamin và sức đề kháng được tăng cường.

Đối với người ăn kiêng, thực đơn bổ dưỡng với tỏi tây gồm: 1 lát cá thu (hoặc cá hồi hay basa Nhật) ướp với 8 lát tỏi tây thái mỏng đập giập, 1/2 thìa cà phê rượu trắng, một chút sa tế tôm, hạt tiêu, gia vị, một vài lát quả bơ. Tất cả bọc vào tấm giấy bạc và đem nướng ở nhiệt độ trung bình trong vòng 30 phút. Món này có thể ăn kèm với bánh mỳ hoặc cơm.

Bài 34: Tỏi tác dụng làm giảm mỡ trong máu

Lấy 30g tỏi tím đã bóc vỏ cho vào nồi nước sôi đun trong một phút rồi vớt ra. Sau đó cho 100g ngô cứng vào nồi nước đun tỏi nấu nhừ. Cuối cùng cho tỏi trở lại vào nồi này đun tiếp một vài phút. Hỗn hợp thu được dùng để uống vào buổi sáng và tối.

Bài 35: Chữa bệnh bạch hầu, viêm ami- dan bằng tỏi

  • Tỏi vài nhánh, hùng hoàng vừa đủ dùng.
  • Đem tỏi giã nát, rắc một ít hùng hoàng vào, trộn đều, đắp vào huyệt hợp cốc (huyệt nằm ở giữa khớp ngón tay cái và ngón tay trỏ).

Bài 36: Chữa bệnh viêm màng não lây nhiễm bằng tỏi

  • Nước tỏi 200ml, đường nho vừa phải.
  • Cho 2 thứ này vào chai to, sau đó đổ nước sôi còn ấm vào để có khoảng 1lít nước thuốc.
  • Người lớn uống mỗi lần 20ml, cứ 4 tiếng đồng hồ uống 1 lần.
  • Người bệnh nặng cứ 3 giờ uống 1 lần, trẻ tuỳ theo tuổi mà bớt đi.

Bài 37: Chữa bệnh lao phổi có hang hốc bằng tỏi

  • Tỏi vỏ tía 50g.
  • Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát xong cho vào lọ, sau đó úp mũi vào hít thật sâu lấy hơi tỏi này.
  • Mỗi ngày làm 2 lần vào sáng và chiều. Mỗi lần khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

Bài 38: Chữa bệnh mới bị cảm, ho gió bằng tỏi

  • Tỏi 3 nhánh.
  • Lấy một nhánh tỏi bóc vỏ cho vào miệng ngậm, nhấm nháp rồi nuốt nước, đến khi hết mùi tỏi thì nhổ bã ra.
  • Làm tiếp 2 nhánh còn lại. Làm 3 lần thì có hiệu quả.

Bài 39: Chữa bệnh trùng hút máu bằng tỏi

Triệu chứng: Trùng hút máu, bụng trướng nước thời kỳ cuối

  • Tỏi 2 củ, đậu xanh 400g, đường cát vừa đủ dùng
  • Tỏi bóc bỏ vỏ, đậu xanh rửa sạch, ngâm nước 4 tiếng đồng hồ. Sau đó cho tỏi, đậu xanh vào nồi, cho nước vừa phải, đun to lửa đến khi sôi thì đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ, cho đường cát vào là được.
  • Mỗi ngày ăn 1 thang, ăn liền 1-2 tuần. Nếu không thấy đỡ, thì đổi cách chữa khác.
  • Trong thời gian ăn canh này, phải kiêng ăn muối, các thứ cay, đắng, nóng.

Bài 40: Chữa bệnh sưng do trùng hút máu

  • Tỏi 60g, nhân đào 60g, sò 60g.
  • Trước tiên lấy nhân đào, sò tán nhỏ. Sau đó cho tỏi vào giã cùng với 2 thứ trên, rồi vê thành viên nhỏ như hạt đậu.
  • Mỗi ngày uống 7 viên, uống 3 tuần liền.
  • Trong thời gian uống thuốc phải ăn uống tẩm bổ.
  • Sau đó 3 tuần lại uống 1-2 thang Tứ quân tử.

Bài 41: Chữa trẻ bị hóc xương cá

  • Lấy 1 tép tỏi, bóc bỏ vỏ ngoài, nhét tỏi vào mũi trẻ, xương cá ra ngay

Bài 42: Trẻ bị trướng bụng

  • Lấy 1 tép tỏi đem lùi trong tro nóng 1 đêm, sáng hôm sau cời ra bóc bỏ vỏ, lấy lụa mỏng gói lại, rịt vào hậu môn trẻ
  • Hễ tỏi nguội thì lùi lại cho nóng rồi rịt tiếp, vài lần như thế, hơi tỏi thấu vào ruột già của trẻ, trẻ sẽ hết trướng bụng.

Bài 43: Ăn tỏi tránh độc

Tỏi: Mỗi bữa ăn hàng ngày nên ăn vài tép tỏi tái hoặc sống. Nên dùng tỏi giã nhuyễn ăn tươi, bảo quản tỏi để ăn hàng ngày hoặc thái lát ngâm trong giấm. Để không còn mùi tỏi thì sau khi ăn xong, nên ăn kẹo hoặc nhai ít nhánh chè Thái.

Bài 44: Chữa sai khớp và bong gân

Vòi voi (lá và hoa) 30 g, tỏi 1 củ, muối ăn 10 g. Tất cả rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ sưng tấy, băng chặt.

Bài 45: Chữa ho trẻ em

Trẻ em bị cảm lạnh và ho nếu dùng 2-3 lần/ngày một lượng 1-2g gừng khô kết hợp với mật ong bệnh sẽ thuyên giảm. Đem chưng nước sôi bột tỏi với 5-10g đường để dùng 2 lần mỗi ngày hoặc 1- 2g nghệ khô dùng 3 lần/ngày là những cách trị cảm cúm hữu hiệu khác. Đối với người lớn, ho thường gây đau ngực, nhức đầu và khàn giọng, Nếu nhai 2- 3 múi tỏi khô hoặc 0,5g bột tiêu trộn với muối uống cùng nước nóng 2 lần/ngày sẽ trị dứt bệnh.

Bài 46: Viêm họng, viêm đường hô hấp cấp tính

  • Đập dập một củ tỏi cho vào chén và hít 3 lần/ngày, mỗi lần từ 10-15 phút có tác dụng rất tốt chữa bệnh cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp tính.
  • Tỏi có tác dụng chữa viêm khớp. Lấy 10 củ tỏi, bóc vỏ, thái nhỏ ngâm với 1 lít rượu trong 8 ngày rồi đem uống (ngày 3 lần), mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

Bài 47: Chữa ho

  • 30g tỏi ta, bóc vỏ, giã nát trộn với 50g đường phèn hoặc đường kính, hoà với 60ml nước đun sôi để nguội khoảng 40-500C), chia làm 2 lần uống trong ngày, uống cho đến khi hết ho.

Bài 48: Chữa cảm cúm bằng ăn nóng

Nấu cháo loãng với mười nhánh hành và ba củ tỏi, sau khi ăn xong, lên ngường nằm đắp chăn kín đầu, để mồ hôi ra dâm dấp là khỏi…

Bài 49: Chữa báng nước

– Chọn quả dưa hấu nhỏ, bổ ra, loại phần thịt quả, sau đó cho sa nhân và tỏi vào, đậy lại, trát đất xung quanh đem phơi rồi sấy khô. Loại bỏ phần bùn đất, tán thành bột. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 4 g (uống với nước ấm). Thuốc có tác dụng chữa báng nước.

Bài 50: Chống nấm mốc

Đem 5 tép tỏi vào trong giấm hoặc xì dầu, có thể giữ cho dấm hoặc xì dầu khỏi lên meo. Các gia vị khác bảo quản không tốt có thể sinh biến chất lên men, đổi mùi, bỏ tỏi vào, cũng có thể giải độc chính vị.

Bài 51: Chống mọt gạo, đậu, đỗ

Muốn cho gạo trong chum khỏi bị mọt, nên bỏ mấy củ tỏi vào trong chum sau khi phơi khô .

Bài 52: Chống mốc cho hàng hải sản

Thức ăn hải sản như tôm cua cá mực, …để lâu dễ bị mốc. Trước khi đem cất, đem các mặt hàng nói trên sấy khô, bỏ các tép tỏi bóc ra xuống dưới đáy thạp đựng, rồi bỏ hải sản vào, đập nắp chặt, có thể bảo quản đựoc tỏng thời gian khá lâu.

Bài 53: Làm mồi dụ cá

Để cá cắn câu nhiều hơn, trong mồi câu thêm một ít bột tỏi, lợi dụng mùi nồng hắc phát tán ra từ tỏi, kích thích khứu giác của loài cá, có thể kích thích để dụ cá. Loại mồi này thích hợp với cá giếc, chép, cá tuế, hồi ráng.

Bài 54: Chống sâu cho dược liệu

Nhân ý dĩ, khiếm thực giàu chất tinh bột, nên dễ bị sâu mọt xâm hại, nếu trong dược liệu này thêm vào một ít tỏi sống gói trong giấy và trên bao gói châm một số lỗ, để cho hơi tỏi bốc ra, có thể có tác dụng chống sâu.

Bài 55: Tắc ruột

Tỏi 5 tép, băm nhuyễn hòa với 1 ly nước chín nguội, uống trước hay trong lúc phát bệnh

Bài 56: Són tiểu

Tỏi 1 củ, bọc trong giấy nướng chín, để lộ một đêm, hôm sau nhai uống với nước lúc bụng đói.

Nguồn: Sách Tỏi Với Sức Khỏe Con Người – 400 Bài Thuốc Trị Bệnh (Lương y Quốc Đương)

Bình luận

1
1
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Cùng nhiều quà tặng hấp dẫn