14 Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng tỏi

5/5 - (4 bình chọn)

Các bài thuốc cao huyết áp bằng tỏi bên dưới được tổng hợp từ tài liệu đông y của Lương y Quốc Đương.

tri-benh-cao-huyet-ap-bang-toi
Tỏi trị hạ đường huyết

Bài 1: Chữa bệnh huyết áp cao với đường tỏi, giấm

  • Đơn thuốc: Tỏi, đường, giấm, với lượng vừa phải.
  • Cách dùng: Ngâm tỏi, đường giấm vài ba ngày, hàng ngày sáng sớm lúc còn đói bụng, ăn 1-2 nhánh tỏi ngâm giấm đường và uống một ít nước giấm tỏi, làm như vậy 10-15 ngày.

Bài 2: Chữa huyết áp cao với tỏi tím và gạo

  • Đơn thuốc: Tỏi vỏ tím và gạo lượng vừa phải.
  • Cách dùng: Đem tỏi bóc bỏ vỏ luộc trước trong 2 phút, rồi vớt ra, sau khi nấu cháo gạo rồi, bỏ tỏi vào đun thêm mấy phút nữa ăn cả tỏi và cháo cùn g một lúc.

Bài 3: Tỏi và đậu phụ

  • Đơn thuốc: một lượng tỏi vừa phải.
  • Cách dùng: Tỏi bóc vỏ giã nát, lúc ăn cơm đem tỏi giã với đậu phụ để ăn với cơm, ăn trường kỳ như vậy.

Bài 4: Tỏi và rượu trắng chữa huyết áp cao

  • Đơn thuốc: Tỏi và rượu trắng một lượng vừa phải.
  • Cách dùng: Đem tỏi bóc vỏ ngâm vào rượu sau 2 tuần là dùng được.

Bài 5: Tỏi và ngô thù du chữa huyết áp cao

  • Đơn thuốc: 10g tỏi, 10g ngô thù du.
  • Cách dùng: Đem giã nát chung, đắp vào lòng hai bàn chân, dùng vải màn băng lại, sau 24giờ lấy ra, cứ 3 ngày đắp thuốc một lần.

Bài 6: Tỏi ngâm rượu chữa bệnh cao huyết áp

  • Đơn thuốc: Tỏi sống 0,25 kg, bóc vỏ ngoài ngâm với 0,65 lít rượu gạo 40 độ trong vòng 10 ngày.
  • Cách dùng: Ngày uống 2 lần (sáng trước bữa ăn và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần khoảng 3 cc. Uống trong vòng 3-3,5 tháng thì hết chai 0,65 lít.

Bài 7: Tỏi, giấm ăn chữa huyết áp cao

  • Đơn thuốc: 500g tỏi, 500g giấm ăn, 200g đường đỏ.
  • Cách dùng: Đem tỏi rửa sạch tách nhánh, bỏ vào trong bình, thêm giấm ăn và đường đỏ vào nút kín ngâm trong 30 ngày trở lên. Hàng ngày sáng sớm lúc còn đói bụng, ăn 4-5 nhánh tỏi, uống một ít nước giấm ngâm tỏi, dùng liền nửa tháng, huyết áp có thể hạ xuống trong một thời gian dài.

Bài 8: Món ăn chữa huyết áp cao

  • Đơn thuốc: Tỏi gừng lượng vừa phải, 30g hành, 250g cật lợn, 15g đỗ trọng, 250ml dầu đậu, 10g tinh bột.
  • Cách dùng: Bổ ngay quả cật từ chính giữa thành hai nửa, sau khi lạng hết mỡ cắt thành miếng, dùng dao rạch thành các ô, cắt thành miếng nhỏ.

Dùng dao cạo vỏ thô củ đỗ trọng, đun sôi 30 phút, lọc lấy khoảng 50ml nước, bỏ bã, lấy tinh bột bỏ vào bát, thêm vào 25ml nước đỗ trọng, rượu và muối, thả cật đã xắt vào trộn đều, lấy một cái bát khác, bỏ đường, bột xì dầu, giấm và đỗ trọng còn thừa lại và khuấy đều.

Đặt chảo lên bếp lửa thật nhỏ đổ dầu đậu vào rán cho đến khi bốc khói, Trước hết bỏ hạt tiêu, hạt sen vào, rồi tiếp theo bỏ hành, gừng tỏi và cật lợn vào, rồi đảo mấy cái nữa là lấy ra ăn được.

Bài 9: Ăn uống phòng trị tăng huyết áp

Đậu xanh 100g, tỏi 50 tép (người dưới 50 tuổi tính theo mỗi một tuổi thì dùng 1 tép tỏi), đường phèn vừa đủ.

Đậu xanh rửa sạch, tỏi bỏ vỏ, hai thứ cùng cho vào một cốc to, thêm 500 ml nước, đường phèn vừa đủ, đậy nắp, cho vào nồi tiềm chín, uống canh (ăn đậu xanh).

Uống vài lần trong ngày, liệu trình không giới hạn.

Bài 10: Tăng huyết áp

  • Đơn thuốc: 500g tỏi bóc vỏ, 50g muối
  • Cách dùng: Lấy để muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn, cho tí đường, ngâm 2-3 ngày là dùng được.

Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một tí nước giấm ngâm tỏi. Ăn 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp.

Huyết áp sẽ hạ xuống một cách ổn định. Thuốc này cũng chữa viêm khí quản mạn tính và ho lâu ngày.

Bài 11: Ổn định huyết áp, giảm cholesterol, đề phòng xơ vữa động mạch

  • Rượu 45 độ, tỏi giã nhỏ ngâm với tỷ lệ 1/5, mỗi ngày uống 20-50 giọt chia 2-3 lần. Không dùng quá liều (vì huyết áp sẽ tăng).

Lưu ý:

– Phụ nữ có thai, người âm hư nội nhiệt (thể trạng gầy, tiểu vàng, khô, khát, nóng bên trong), đau mắt, mũi, răng, cổ, lưỡi… không nên dùng những bài thuốc trên.

– Tỏi dễ gây bỏng, kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa, phân tán mùi qua hơi thở và mồ hôi. Vì vậy không nên dùng liều cao và lâu dài. Sau khi dùng một thời gian, hãy nghỉ ít lâu mới dùng lại.

– Theo kinh nghiệm nhân dân, loại tỏi trồng tại Việt Nam, củ nhỏ có tác dụng chữa bệnh tốt hơn so với loại tỏi củ to nhập từ Trung Quốc.

Bài 12: Cao huyết áp

Mỗi ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi (tỷ lệ 1 cồn 5 tỏi, dùng cồn 60 độ) chia 2-3 lần. Phải thường xuyên đo huyết áp khi uống thuốc này vì nếu quá liều, huyết áp có thể tăng lên.

Bài 13: Giảm mỡ máu, phòng xơ vữa động mạch với tỏi

Ăn tỏi sống khô thường xuyên trong các bữa cơm. Việc dùng tỏi thường xuyên còn có tác dụng tiêu đờm, chữa viêm phế quản mạn tính, cơn ho gà, hạch ở phổi.

Bài 14: Các bệnh có thể dùng tỏi tươi giã nát để ăn

Các loại ung thư. Các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết khối). Bệnh tiểu đường type II – Giải độc nicotin mạn tính chống nhiễm độc phóng xạ. Giải độc kim loại nặng. Phong thấp và đau dây thần kinh… là những bệnh phải dùng thuốc thường xuyên và lâu dài.

  • Cách làm: Chọn tỏi tươi đúng tiêu chuẩn như trên, bóc sạch vỏ khô (mỗi lần dùng cho một người khoảng 3g – 5g tương ứng với một tép tỏi vừa hoặc 2 tép tỏi nhỏ).

Giã nát sau 15 – 30 phút (có thể cho nước mắm pha loãng để chấm rau hoặc đậu phụ) dùng trong bữa ăn.

Ngày ăn 3 lần như vậy.

Nguồn: Sách Tỏi Với Sức Khỏe Con Người – 400 Bài Thuốc Trị Bệnh (Lương y Quốc Đương)

Bình luận

1
1
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Cùng nhiều quà tặng hấp dẫn